Rỉ đường mía Rỉ_đường

Một chai rỉ đường.

Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường.

Khoảng 75% tổng lượng rỉ mật của thế giới có nguồn gốc từ mía (Saccharum officinarum), gần 25% từ củ cải đường (Beta vulgaris). Nói chung, sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất, khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất[2].

Trong rỉ đường mía còn một lượng đường nhỏ. Không giống như trong đường tinh luyện, rỉ đường chứa một lượng vết vitamin và một lượng đáng kể một số chất khoáng như canxi, magie, kalisắt, mỗi thìa cà phê rỉ mật có thể cung cấp 20% giá trị hàng ngày cần thiết đối với các khoáng chất này[3]. Rỉ đường được sử dụng trong chế biến thực phẩm và dùng để sản xuất cồn etylic cũng như làm thức ăn cho trâu bò.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rỉ_đường http://www.bfa.com.au/Portals/0/BFAFiles/AUT05-bio... http://ethanolfacts.com.au/about_orig http://www.arifractal.com/assbt%201995%20smb%20opt... http://www.crosbys.com http://www.davidwalbert.com/2010/08/20/whats-reall... http://dictionary.reference.com/browse/molasses http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice... http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice... http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/ http://en.wikibooks.org/wiki/IB_Biology/The_Chemis...